Năm qua, tổ chức Deloitte đã thực hiện khảo sát trên 10.400 tổ chức và các quản lý nhân sự tại hơn 140 quốc gia. Kết quả thu được cho thấy 10 xu hướng quản trị nhân sự mới đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
1. Xu hướng 1: Xây dựng tổ chức của tương lai
Tốc độ của sự thay đổi và áp lực liên tiếp trong kỷ nguyên mới khiến các chuyên viên nhân sự nhận ra rằng: việc xây dựng tổ chức của tương lai là một thách thức quan trọng cần làm ngay lúc này. Trong khảo sát của Deloitte, gần 60% người trả lời đã xếp hạng vấn đề này ở mức “vô cùng quan trọng”, 90% đánh giá “quan trọng hoặc rất quan trọng”. Mức độ quan tâm này báo hiệu một sự thay đổi: phải thiết kế lại một tổ chức mới nhằm tích cực xây dựng các mạng lưới và hệ sinh thái thuộc tổ chức.
Sự nhạy bén đóng vai trò trung tâm trong tổ chức của tương lai. Các công ty đang chạy đua để thay thế hệ thống cấu trúc với các nhóm đã được trao quyền để hành động.
2. Xu hướng 2: Sự nghiệp và học tập đi đôi với nhau
Suy nghĩ rằng nếu đã có công việc ổn định thì không cần học tập thêm nữa chính là sai lầm trong kỷ nguyên số. Điều này thúc đẩy các công ty hướng tới những trải nghiệp học tập “luôn luôn”, cho phép nhân viên xây dựng các kỹ năng nhanh chóng, dễ dàng và phù hợp với khả năng riêng của họ. Theo khảo sát, sự nghiệp và học tập tăng lên vị trí thứ 2 về mức độ quan trọng với 83% các chuyên viên nhận định “quan trọng hoặc rất quan trọng”.
3. Xu hướng 3 – Thu hút nhân tài: tập trung vào kinh nghiệm của ứng viên
Tìm kiếm và tuyển mộ người phù hợp là vấn đề sống còn đối với bất kỳ công ty nào. Thu hút nhân tài hiện đã trở thành thử thách quan trọng xếp thứ 3 mà các công ty phải đối mặt, với 81% người khảo sát đánh giá “quan trọng hoặc rất quan trọng”.
Ngày nay, việc tìm kiếm ứng viên được hỗ trợ bởi nhiều công cụ: thông qua mạng xã hội, số liệu phân tích và các công nghệ tích hợp khả năng nhận thức để tìm kiếm nhân sự theo một cách mới; từ đó quyết định người sẽ phù hợp nhất với công việc, đội nhóm và công ty. Có thể nói những công nghệ có nhận thức đang thay đổi mạnh mẽ quy trình tuyển dụng.
4. Xu hướng 4: Chú trọng trải nghiệm của nhân viên đối với công ty
Văn hóa doanh nghiệp và sự gắn kết là các yếu tố tạo nên trải nghiệm của nhân viên ở công ty. Đã qua rồi cái thời nhân viên đơn thuần chỉ là người làm công ăn lương, giờ đây, nhân viên cũng chính là một đối tác của doanh nghiệp Trong kỷ nguyên mới, các doanh nghiệp đang chú trọng nâng cao trải nghiệm của nhân viên, ngay từ lúc tiếp xúc lần đầu giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, cho đến những hoạt động nội bộ phong phú, chính sách phúc lợi, thậm chí áp dụng chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (NPS) cho nhân viên của mình.
5. Xu hướng 5 – Quản trị hiệu quả làm việc
Khoảng 5 năm trước, các công ty đã thử nghiệm những hướng tiếp cận mới trong quản trị hiệu quả làm việc. Hiện nay, nhiều công ty đang giảm sự tập trung vào việc thẩm định, thay vào đó là chú trọng đào tạo và lắng nghe phản hồi liên tục, triển khai những khuôn mẫu làm việc mới trên quy mô lớn hơn. Hướng tiếp cận mới đến việc quản trị hiệu suất làm việc đã góp phần tăng hiệu suất và thay đổi văn hóa đoàn thể.
6. Xu hướng 6 – Xô ngã biên giới giữa lãnh đạo và nhân viên
Khi các mô hình tổ chức số hóa nổi lên, sự lãnh đạo cũng dần thay đổi. 80% người khảo sát cho rằng sự quản lý là một vấn đề quan trọng. Ngày nay, các tổ chức đòi hỏi sự nhanh nhẹn, đa dạng, và cần những nhà lãnh đạo trẻ hoặc những mô hình lãnh đạo mới bắt kịp “con đường số hóa” để tăng tốc doanh nghiệp. Nhiều công ty đã xô ngã biên giới của những cấp bậc quản lý truyền thống, trao quyền cho những hạt giống lãnh đạo mới để thúc đẩy tổ chức thay đổi phù hợp với kỷ nguyên số.
7. Xu hướng 7: HR số hóa – nền tảng, con người và công việc
Khi cả doanh nghiệp tiến tới kỹ thuật số, HR phải trở thành người dẫn đầu trong tổ chức số hóa ấy. Nghĩa là vượt ra khỏi những khuôn khổ truyền thống để phát triển nguồn nhân lực thế hệ mới trong không gian làm việc kỹ thuật số, áp dụng công nghệ để thay đổi cách mà chúng ta làm việc và liên kết với nhau trong công việc. May mắn là con đường dẫn đến nguồn nhân lực kỹ thuật số đang dần rõ nét với nhiều lựa chọn được mở rộng, những nền tảng mới và sự đa dạng của các công cụ đã giúp ích cho việc xây dựng các tổ chức và nguồn nhân lực thế hệ mới.
8. Xu hướng 8: Tập trung phân tích yếu tố con người
Dữ liệu về con người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong công việc. Trước đây, các nguyên tắc kỹ thuật được sở hữu bởi các chuyên viên dữ liệu, nhưng hiện tại, việc phân tích con người chính là chìa khóa hỗ trợ mọi thứ từ vận hành, quản lý cho đến thu hút nhân tài và các hoạt động tài chính. Tuy nhiên, việc sẵn sàng tận dụng các số liệu phân tích con người vẫn còn là một thách thức. Chỉ 8% báo cáo của các tổ chức cho biết họ có nguồn dữ liệu có thể sử dụng được; trong khi đó, chỉ 9% tin rằng họ khá hiểu biết về các nhân tố tài năng có thể giúp ích cho tổ chức.
Bấm vào đây để tìm hiểu về phần mềm ưu việt hỗ trợ phân tích năng lực nhân viên.
9. Xu hướng 9: Sự đa dạng và tính toàn diện – Khoảng cách thực tế
Sự công bằng, tính hợp lý và sự toàn diện là những vấn đề thuộc tầm CEO ở các doanh nghiệp khắp thế giới. Các nhà điều hành không thể rũ bỏ những chiến lược đa dạng hóa, bên cạnh đó là dồn trọng tâm vào trách nhiệm, dữ liệu, sự minh bạch và tiến hành đa dạng hóa thông qua quy trình; điều này tạo nên những nỗ lực xung quanh việc đào tạo và giáo dục sự kỳ thị không có chủ ý trong cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặc cho những nỗ lực này, khoảng cách thực tế vẫn tồn tại. Các vấn đề về sự đa dạng và tính toàn diện tiếp tục là một thách thức khiến nhiều tổ chức nản lòng.
10. Xu hướng 10: Tăng lực lượng lao động
Robot, AI, cảm ứng máy tính có nhận thức từ lâu đã trở thành xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế mở. Các công ty giờ đây không chỉ sử dụng các lao động cố định mà còn hợp tác với những lao động tự do (freelancer) trong nền kinh tế thời vụ. Thời gian tới, lực lượng lao động, máy móc và các phần mềm sẽ tăng lên. Cùng với nhau, những xu hướng này sẽ dẫn đến sự tái thiết của hầu hết công việc. Trong báo cáo của Deloitte, 41% người trả lời đã triển khai đầy đủ hoặc tương đối đầy đủ các quy trình quan trọng trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ có nhận thức; 35% khác cũng đã có các chương trình thí điểm. Con số này cho thấy sự thay đổi đã sẵn sàng diễn ra trên quy mô toàn cầu.